Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2019

THVL có còn đáng xem hay không?

Từ nói game sinh tồn, trong đó có PlayerUnknown's Battlegrounds (còn được quen gọi là PUBG) và Minecraft, có khuynh hướng bạo lực, cho tới sử dụng hình ảnh các YouTuber nổi tiếng vào để nói về các YouTuber nhảm nhí, v.v đã khẳng định sự cẩu thả và yếu kém của đài truyền hình Vĩnh Long.

Video nói về việc THVL đưa tin về tình trạng video nhảm nhí trên YouTube (Câu chuyện cuộc sống 27/07/2019):
Về lỗi cẩu thả của THVL thì có thể kể sơ lược từ vụ đưa tin sai sự thật về anime trong chương trình "Lời cảnh báo" 23/08/2017; Chương trình "Câu chuyện cuộc sống" ngày 02/08/2018 đưa tin là game sinh tồn, trong đó có PlayerUnknown's Battlegrounds (hay còn được gọi là PUBG) và Minecraft, là có khuynh hướng bạo lực; và hàng loạt các chương trình có nội dung sai sự thật khác khiến cộng đồng mạng bức xúc...

Trong video trên, tại phút 3:19 của chương trình (theo video gốc) có ảnh chụp màn hình một kênh YouTube với tên và các video khác của kênh đó đã bị che, nhưng dựa vào mô tả của video "Congratulations" đã biết được ngay đó là PewDiePie. Vì sao "ông hoàng YouTube" lại bị đánh đồng là nhảm nhí?

Sự yếu kém của đài THVL không phải bây giờ mới có mà đã có từ 2015 khi gameshow "Thử thách người nổi tiếng" bị cáo buộc xúc phạm Liên Minh Huyền Thoại và Cosplay. Vấn đề của tiểu phẩm này chính là sự thể hiện đầy xúc phạm đối với thế giới cosplay, game và cả otaku, đặc biệt đối tượng bị xúc phạm nặng nhất trong tiểu phẩm là Liên Minh Huyền Thoại. Tên game đã bị biến tấu thành “Liên Minh Huyền Độc Thoại”, hồ ly 9 đuôi Ahri Siêu Sao vốn là biểu tượng gợi cảm của game bị biến thành một bà cô thô tục và diễn “hài dơ” kiểu Châu Tinh Trì nhưng tất nhiên không hay bằng. Đọc thêm...

Video gameshow xúc phạm LMHT và Cosplay (08/12/2015):

Về nghiện game online
Trong chương trình "Câu chuyện cuộc sống" ngày 27/05/2019 đưa tin về nghiện game online THVL, khi người thuyết minh nói "đủ để thấy tác hại của game online" chỉ cần thiếu mất một chữ "nghiện" là ý nghĩa của câu đó hoàn toàn khác. Nếu nói là "đủ để thấy tác hại của NGHIỆN game online" thì mọi người sẽ hiểu là nghiện game online rất nguy hiểm và ham mê quá sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đến con người, nhưng nếu nói "đủ để thấy tác hại của game online" thì người ta sẽ hiểu rằng game online là tệ hại, xấu xa, ảnh hưởng tới con người. Kết quả là điều hướng dư luận như thế là gây bức xúc cho cộng đồng game thủ. Không thể hiểu một đài truyền hình lớn sử dụng như câu cú mang tính chất điều hướng dư luận nhằm vào những tiếng xấu cho một loại hình giải trí như vậy.


Sau vụ đã nói ở đầu chương trình đã khiến khán giả thấy những người chơi game online là xấu, game online gây loạn thần, ảo giác. Ngay sau đó chúng ta sẽ phải thấy những chiêu bài quen thuộc chính là game thủ nghiện game online sẽ bắt đầu giết người thân, cướp tiền của gia đình để chơi game.

Phải công nhận một điều là đã có những trường hợp do quá nghiện game mà đã thực hiện những hành vi trái pháp luật. Những điều ấy không đánh vào đâu mà lại đánh vào game online trong khi có thể thấy rõ ràng là nghiện ma túy, nghiện rượu bia, cờ bạc đều là những yếu tố mà 100% là xấu và không nên có trong xã hội. Còn yếu tố game online rõ ràng có mặt tốt và mặt xấu cùng đồng hành với nhau thì không thể sắp xếp mặt xấu cùng với những yếu tố chỉ có xấu. Đó ý hệt như nói với những người nghiện rượu chè, ma túy thì thành ra game online là bỏ hết những điều tốt và chỉ còn lại điều xấu. Rõ ràng đó là góc nhìn một chiều của THVL và sẽ khiến những bậc phụ huynh càng hiểu sai về game online. Tất nhiên cũng khẳng định đúng là có những người nghiện game online mà gây ra những hành động phạm pháp nhưng không phải vì chuyện đó mà bác bỏ những mặt tốt của game online mà đưa vào những văn cảnh, những câu nói mà dán mác cho game online là hoàn toàn là tội ác giống như nghiện ma túy, rượu bia, cờ bạc.

Chính bản thân THVL đã so sánh giữa nghiện ma túy là rất khó khăn, xấu và pháp luật ngăn cấm và cai nghiện cần phải được cai quản tập trung. Còn game online được quảng bá công khai chứ không như so sánh nghiện ma túy và nghiện game online là nghiện ngang nhau và nguy hiểm ngang nhau. Nhưng hiểu là ma túy bị pháp luật cấm, bị cai quản (như đã nói trên). Ma túy và game online chẳng liên quan đến nhau. Ma túy 100% là hại còn game online thì có cả mặt tốt và mặt hại.

Thiết nghĩ, những người thiếu thông tin, đặc biệt về anime, game, YouTuber nổi tiếng, không có sự cẩn trọng và tính cách cầu toàn, cần ra khỏi THVL. Đây là một đài truyền hình lớn, không phải đài truyền hình nhỏ hay doanh nghiệp địa phương.

Không hiểu vì sự quản lý yếu kém mà gần đây THVL lại liên tiếp phạm phải những sai lầm không đáng có, đặc biệt là những thông tin liên quan đến game, anime và những YouTuber nổi tiếng, đã khiến uy tín của nhà đài sụt giảm nghiêm trọng?

THVL nên ý thức được trách nhiệm, vị trí của mình và phải xử lý nghiêm những cá nhân đang làm ảnh hưởng đến uy tín của một đài truyền hình lớn. Rất mong lãnh đạo THVL và các cơ quan chức năng sớm vào cuộc chấn chỉnh lại việc đưa tin, viết bài và phát sóng các chương trình truyền hình.

Điều đáng nói là, đã có quá nhiều sai phạm nhưng vẫn chưa thấy ai lên tiếng chịu trách nhiệm cho sự cẩu thả và yếu kém này? Ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho một sai sót vô cùng nghiêm trọng này? Hay THVL lại dùng chiêu bài lặng lẽ rút bài và im lặng trước sự phẫn nộ của dư luận? Phải nói sao cho chính xác khi nhà đài THVL đã gỡ những video sai phạm sau khi được phản hồi xuống tức là họ biết họ làm sai, nhưng tuyệt nhiên không xin lỗi khán giả một câu nào. Như vậy, tức là biết sai nhưng không sửa còn tái phạm? Điều này thể hiện tư tưởng coi thường khán giả của họ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét